Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Giãn tần suất điều chỉnh giá xăng dầu

Khoảng cách giữa hai lần tăng, giảm liên tiếp sẽ là nửa tháng,Và biên độ điều chỉnh giá trong phạm vi tự quyết của doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định về kinh doanh xăng dầu, trong đó quy định về giá bán với theo nguyên tắc cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Đây là văn bản được chờ đợi từ lâu nhằm sửa đổi Nghị định 84 quy định về nội dung này, ra đời từ năm 2009.

Theo thông cáo được Văn phòng Chính phủ phát đi, thương nhân đầu mối được giữ quyền quyết định giá bán buôn, tương tự trước đây. Thời gian giữa hai lần điều chỉnh liên tiếp tối thiểu là 15 ngày đối với trường hợp tăng và tối đa 15 ngày với trường hợp giảm giá, thay vì 10 ngày như trước.



Doanh nghiệp được quyền tự quyết tăng giá bán lẻ tối thiểu là dưới 3%.

Nghị định nêu rõ, khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối phải giảm giá bán lẻ tối thiểu tương ứng. Thương nhân phải gửi quyết định điều chỉnh giá đến liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi 3% so với giá cơ sở, thương nhân đầu mối được tăng giá bán lẻ tương ứng và gửi văn bản quyết định điều chỉnh giá đến liên Bộ Công Thương - Tài chính. Quy định trước đây đối với tình huống này là từ 7% trở xuống.

Nếu các yếu tố cấu thành làm cho giá cơ sở tăng vượt 3% đến 7% so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá tới liên Bộ Công Thương - Tài chính. Phạm vi này tại Nghị định 84 là 7-12%.

Trong thời hạn 3 ngày kể từ khi nhận được văn bản dự kiến mức điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải trả lời thương nhân đầu mối về việc điều chỉnh mức giá, sử dụng Quỹ bình ổn giá (nếu có).

Quá thời hạn 3 ngày làm việc, nếu cơ quan quản lý nhà nước không có văn bản trả lời, thương nhân đầu mối được quyền điều chỉnh giá bán lẻ nhưng không được vượt quá 7% so với giá cơ sở liền kề trước đó.

Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên 7% (trước đây là trên 12%) hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, liên Bộ Công Thương - Tài chính báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến về biện pháp điều hành cụ thể.

Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về: giá thế giới, giá cơ sở, giá bán lẻ xăng dầu hiện hành... Thương nhân đầu mối phải đăng tải thông tin trên trang web của mình về giá bán lẻ hiện hành; số trích lập, số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét