Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

3 lý do khiến giá dầu tăng gấp đôi trong vòng 1 năm

3 lý do khiến giá dầu tăng gấp đôi trong vòng 1 năm

Nếu so với thời điểm cách đây 1 năm, giá dầu thế giới đã tăng khoảng gấp đôi... 

Nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu trong năm 2016 cao hơn dự báo - Ảnh: Reuters.
Thời gian gần đây, tin vui liên tục đến với Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) - trang CNN Money cho biết.
Theo một báo cáo do OPEC công bố ngày 13/2, các thành viên của khối này đã tuân thủ khá nghiêm ngặt thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Sự xác nhận này khép lại một năm đáng nhớ đối với OPEC, khi giá dầu rớt xuống mức thấp nhất 13 năm buộc khối phải đi đến thỏa thuận giảm sản lượng nhằm “cứu” giá nhiên liệu này.
Tháng 2/2016, giá dầu thế giới chỉ còn 26 USD/thùng, mức đáy kể từ năm 2003. Lý do khiến giá dầu rớt thảm bao gồm nguồn cung dầu thừa mứa, nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc giảm tốc, và quyết định của các cường quốc phương Tây về dỡ lệnh trừng phạt đối với Iran về chương trình hạt nhân của Tehran.
Từ mức đáy trên, thị trường dầu có sự xoay chuyển tình thế ngoạn mục. Chốt phiên giao dịch ngày 13/2 tại thị trường New York, giá dầu thô WTI giảm 0,93 USD/thùng, tương đương giảm 1,7%, còn 52,93 USD/thùng.
Giá dầu thô Brent tại thị trường London đóng cửa với mức giảm 1,11 USD/thùng, tương đương giảm 2%, còn 55,59 USD/thùng.
Bất chấp báo cáo khả quan của OPEC, giá dầu phiên này giảm mạnh nhất trong khoảng 1 tháng do đồng USD mạnh và những dấu hiệu cho thấy nguồn cung dầu của Mỹ gia tăng.
Tuy nhiên, nếu so với thời điểm cách đây 1 năm, giá dầu thế giới đã tăng khoảng gấp đôi.
CNN Money đã đưa ra 4 lý do khiến giá dầu hồi phục mạnh trong vòng 1 năm qua:
Thỏa thuận của OPEC
OPEC đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng vào tháng 11. Tin về thỏa thuận ngay lập tức đẩy giá dầu tăng 9%. Giới đầu tư càng đổ xô mua dầu khi một số nước sản xuất dầu lớn ngoài OPEC, bao gồm Nga, Mexico và Kazakhstan, tham gia thỏa thuận này.
Nếu như những thỏa thuận giảm sản lượng trước đây của OPEC chỉ là “nói mà không làm”, thì thỏa thuận lần này được tuân thủ chặt chẽ. Báo cáo mới nhất của OPEC nói rằng các thành viên của khối đều tuân thủ lời hứa cắt giảm sản lượng. Báo cáo trước đó của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính rằng mức độ tuân thủ cắt giảm sản lượng của OPEC trong tháng 1 là 90%.
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Suhail Al Mazrouei nói rằng kết quả đạt được tốt hơn những gì ông dự kiến.
Theo thỏa thuận, các nước tham gia sẽ cắt giảm mức khai thác dầu tổng cộng 1,8 triệu thùng dầu/ngày trong vòng 6 tháng.
Sự lạc quan của các nhà đầu tư
OPEC đã mất vài tháng mới đàm phán xong thỏa thuận giảm sản lượng, và giới đầu tư thực sự hào hứng với thỏa thuận.
Theo OPEC, số quỹ đầu cơ và các nhà đầu tư tổ chức khác đặt cược vào sự tăng giá của dầu đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng 1. Tâm lý lạc quan này đang là một nhân tố hỗ trợ đắc lực cho giá dầu.
Nhu cầu tiêu thụ dầu tăng
Số liệu mới nhất từ OPEC và IEA cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2016 cao hơn dự báo, nhờ tăng trưởng kinh tế tốt hơn, doanh số thị trường ô tô tăng, và mùa đông lạnh hơn dự báo ở nhiều khu vực.
Nhu cầu dầu của thế giới năm nay được dự báo tăng lên mức 95,8 triệu thùng/ngày, so vơi mức 94,6 triệu thùng/ngày trong năm ngoái.
IEA nói rằng nếu OPEC duy trì việc tuân thủ thỏa thuận giảm sản lượng, thì lượng dầu dư thừa trên toàn cầu trong 3 năm qua cuối cùng sẽ “biến mất” trong năm nay.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Tuy vậy, một số nhà phân tích cũng cảnh báo rằng giá dầu có thể sẽ không tăng cao hơn.
Đó là do giá dầu hồi phục có thể khuyến khích các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ tăng sản lượng. Dữ liệu từ công ty Baker Hughes cho thấy tổng số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ vào tuần trước là 591 giàn, nhiều hơn 152 giàn so với cách đây 1 năm.
Báo cáo của OPEC cho biết lượng dầu tồn kho ở Mỹ trong tháng 1 đã tăng lên mức nhiều hơn gần 200 triệu thùng so với mức trung bình của 5 năm. Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ngày 13/2 dự báo sản lượng dầu tháng 3 của Mỹ sẽ tăng thêm 79.000 thùng/ngày, mạnh nhất trong 5 tháng, lên mức 4,87 triệu thùng/ngày.
Nguồn cung gia tăng có thể khiến thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC khó tiếp tục phát huy tác dụng.

Giá dầu tiếp tục giảm trên thị trường châu Á

Giá dầu tiếp tục giảm trên thị trường châu Á

Bất chấp OPEC đã thực hiện cam kết cắt giảm sản lượng, giá dầu tại thị trường châu Á ngày 13/2 tiếp tục sụt giảm. 

Giá dầu châu Á ngày 13/2 tiếp tục giảm. Ảnh: reuters

Trong phiên giao dịch chiều ngày 13/2, giá dầu tại thị trường châu Á nối tiếp đà giảm của phiên sáng do nguồn cung vẫn dồi dào mặc dù Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã thực hiện được 90% cam kết cắt giảm sản lượng theo thỏa thuận lịch sử đạt được cách đây hơn hai tháng.
Tại thị trường Singapore, vào lúc 14 giờ 07 phút (giờ Việt Nam) giá dầu Brent giảm 8 xu Mỹ xuống 56,62 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng giảm 13 xu Mỹ xuống 53,73 USD/thùng.
Theo số liệu của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes, các công ty năng lượng Mỹ đã tăng thêm 8 giàn khoan trong tuần kết thúc vào ngày 10/2, lên 591 giàn, con số cao nhất kể từ tháng 10/2015. Bên cạnh đó, xuất hiện những dấu hiệu cho thấy sản lượng dầu của Nga có thể giảm, song lượng dầu xuất khẩu vẫn ở mức cao.
Giới phân tích nhận định rằng OPEC có thể sẽ phải kéo dài thời gian thực hiện thỏa thuận thuận cắt giảm sản lượng, thay vì chỉ trong nửa đầu năm 2017 như dự kiến.

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Bảng tổng hợp giá bán lẻ xăng từ năm 2005 đến nay

Bảng tổng hợp giá bán lẻ xăng từ năm 2005 đến nay:

Ngày

Mogas 92 (đồng/lít)

Diesel 0.25S(đ/lít)

01/01/2005

7550

4970

31/03/2005



5610

3/7/2005

8.800

6630

28/7/2005



5610

17/8/2005

10.000

7650

22/11/2005

9.500

6630

27/4/2006

11.000

7650

9/8/2006

12.000

8050

12/9/2006

11.000



6/10/2006

10.500

8670

13/1/2007

10.100



6/3/2007

11.000



7/5/2007

11.800

8870

16/8/2007

11.300



22/11/2007

13.000

10400

23/02/2008

14500

14000

21/7/2008

19.000



14/8/2008

18.000



27/08/2008

17000

15450

18/09/2008

16500

15450

17/10/2008

16000

14950

18/10/2008

15500

14450

31/10/2008

15000

13950

8/11/2008

14000

12950

15/11/2008

13000

12950

02/12/2008

12000

11950

11/12/2008

11000

10950

09/02/2009

11000

10450

19/03/2009

11000

9.950

02/04/2009

11.500

9.950

11/04/2009

12.000

9.950

08/05/2009

12.500

10.450

10/06/2009

13.500

11.450

01/07/2009

14.200

12.050

09/08/2009

14.700

12.050

30/08/2009

15.700

13.050

01/10/2009

15.200

12.750

24/10/2009

15.500

13.250

20/11/2009

16.300

14.250

15/12/2009

15.950

14.550

14/01/2010

16.400

14.850

21/02/2010

16.990

14.850

03/03/2010

16.990

14.550

27/05/2010

16.490

14.550

08/06/2010

15.990

14.350

09/08/2010

16.400

14.700

24/02/2011

19.300

18.250

29/03/2011

21.300

21.050

26/08/2011

20.800

20.750

10/10/2011

20.800

20.350

07/03/2012

22.900

21.350

20/04/2012

23.800

21.850

09/05/2012

23.300

21.550

23/05/2012

22.700

21.150

07/06/2012

21.900

20.450

21/06/2012

21.200

20.050

02/07/2012

20.600

19.850

20/07/2012

21.000

20.250

01/08/2012

21.900

20.750

13/08/2012

23.000

21.500

28/08/2012

23.650

21.800

11/11/2012

23.150

21.800

28/12/2012

23.150

21.500

28/03/2013

24.550

21.850

09/04/2013

24.050

21.400

18/04/2013

23.640

21.300

26/04/2013

23.330

21.200

14/06/2013

23.750

21.420

28/06/2013

21.110

21.840

17/07/2013

24.570

22.260

22/08/2013

24.270

22.260

07/10/2013

23.880

22.260

11/11/2013

23.630

22.260

18/12/2013

24.210
0
22.910
+650
27/01/2014

24.210
0
22.590
-320
10/02/2014

24.210
0
22.480
-110
21/02/2014

24.510
+300
22.720
+240
06/03/2014

24.510
+0
22.720
+0
19/03/2014

24.690
+180
22.790
+70
31/03/2014

24.690
+0
22.550
-240
11/04/2014

24.690
+0
22.460
-130
22/04/2014

24.900
+210
22.630
+170
06/05/2014

24.900
0
22.630
0
15/05/2014

24.900
0
22.630
0
28/05/2014

24.900
0
22.630
0
12/06/2014

24.900
0
22.480
-150
23/06/2014

25.230
+330
22.480
0
07/07/2014

25.640
+ 410
22.770
+290